Lapsus$ đã nhận trách nhiệm cho các vụ xâm nhập vào những công ty công nghệ như Nvidia, Samsung, Ubisoft, Okta và Microsoft. Ngày 23/3, một báo cáo cho thấy 1 thiếu niên 16 tuổi tại Oxford được cho là đang cầm đầu nhóm hacker. Nhà chức trách không cho biết thiếu niên này có nằm trong số bị bắt giữ hay không.
Ít nhất 1 thành viên của nhóm hacker dường như cũng có liên quan tới vụ đánh cắp dữ liệu của nhà phát hành game Electronic Arts, chuyên gia an ninh mạng Brian Krebs cho biết. Trang tin Vice ngày 24/3 đưa ra chứng cứ xác nhận sự tham gia của Lapsus$ trong vụ tấn công, nhận định vụ việc “đánh dấu khả năng nhóm hacker này sẽ nhắm tới các mục tiêu lớn hơn trong tương lai”.
Theo đó, hacker đã đánh cắp các mã nguồn của game FIFA và EA Frostbite, bộ công cụ phát triển phần mềm của EA cùng một số công cụ kỹ thuật khác nhằm mục đích tống tiền nhà phát hành game này.
Danh tính của chủ mưu đứng đằng sau Lapsus$ có khả năng bị tiết lộ bởi chính những khách hàng của chúng. Theo báo cáo của Krebs, năm ngoái, lãnh đạo nhóm hacker đã mua lại và điều hành Doxbin, một trang web nơi mọi người có thể chia sẻ hoặc tìm kiếm thông tin cá nhân người khác. Tháng 1/2022, đối tượng đã tung toàn bộ “dữ liệu Doxbin” lên Telegram và khiến cộng đồng sử dụng trang web này sôi sục trả đũa.
Vinh Ngô (Theo TheVerge)
Khi điều tra một loạt vụ tấn công vào các hãng công nghệ lớn, bao gồm Microsoft và Nvidia, các chuyên gia bảo mật lần ra dấu vết một thiếu niên 16 tuổi.
" alt=""/>Bắt giữ 7 thiếu niên nghi thực hiện vụ tấn công MicrosoftNăm 1986, tôi nhận quyết định về giảng dạy ở trường cấp I,II Diên Tân, Diên Khánh, Khánh Hòa, là một xã kinh tế mới của huyện Diên Khánh lúc bấy giờ. Nhiều người nói đây là vùng “khỉ ho cò gáy”.
Thật vậy, đời sống của nhân dân nơi đây hết sức khó khăn, họ chỉ biết vào rừng chặt củi về bán để kiếm sống qua ngày. Nhiều em học sinh sáng đến trường chiều cũng theo cha mẹ vào rừng chặt củi. Đồng ruộng thì khô cằn, chỉ canh tác được một vụ nước trời vào tháng mười âm lịch khi bắt đầu có mưa.
![]() |
Những học trò nhỏ người Lào Lự, người H’Mông, người Thái, người Dao Trường Tiểu học Phiêng Hào, xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Một hôm, tôi thấy có nhiều em học sinh lớp 7 đi chân không vào lớp. Tôi liền nói “Các em ở trên này nên giống người dân tộc hết”. Ý tôi muốn nói các em đi chân không như người dân tộc họ không đi dép vậy (vì ở xã Diên Tân lúc bấy giờ có nhiều người dân tộc Raglai sinh sống). Không ngờ, tối hôm ấy có 3 phụ huynh học sinh đến khu tập thể nơi tôi ở gặp tôi để hỏi chuyện. Thật sự ban đầu, tôi không biết phụ huynh gặp tôi nói chuyện gì.
Rồi một phụ huynh hỏi “Tại sao thầy nói con tôi giống người dân tộc?”.
Lúc này tôi mới hiểu ra rằng việc sáng nay mình nói học sinh giống người dân tộc đã gây ra sự không hài lòng của phụ huynh. Tôi cũng hơi hoang mang vì lần đầu tiên tiếp phụ huynh, không biết họ có hiểu ý tốt của tôi không? Họ muốn gì ở tôi? Tôi đúng hay sai? Phải trả lời họ thế nào đây? Hàng loạt câu hỏi tôi tự đặt ra trong đầu. Thật sự, tôi hơi run vì mới ra trường chưa có kinh nghiệm gì hết trong quan hệ với phụ huynh học sinh.
Tôi cố bình tĩnh trả lời phụ huynh rằng “Ý tôi muốn nói các em phải đi dép, không nên di chân không lỡ không may đạp phải đinh, gai… thì rất nguy hiểm”. Đây đúng là ý tôi khuyên các em nên đi dép, nhưng vì các em không hiểu nên về nói với bố mẹ, lại thành ra tôi chê bai con họ!
Một phụ huynh khác lên tiếng “Con tôi làm gì có dép để đi!”.
![]() |
Những học trò nhỏ người Lào Lự, người H’Mông, người Thái, người Dao Trường Tiểu học Phiêng Hào, xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Lúc này, tôi thật sự hối hận vì đã không biết được phụ huynh rất nghèo, không có tiền để mua cho con đôi dép đi học. Tôi chỉ biết nói xin lỗi phụ huynh vì không biết nguyên nhân tại sao các em không có dép.
Rất may, sau khi tôi giải thích, phụ huynh cũng hiểu được và thông cảm về lời nói của tôi. Khi ra về, một phụ huynh nhắn nhủ một câu mà tôi nhớ mãi: “Thầy cần phải học nói”.
Tôi đã rất buồn và tự trách mình khi chưa tìm hiểu vì sao nhiều em không có dép mà vội nói như vậy. Tuy buồn, nhưng sự việc đó cũng cho tôi thêm kinh nghiệm sống: Hãy thận trọng trước khi nói, nhất là đối với học sinh phải thật chuẩn mực.
Kể câu chuyện này, tôi mong đồng nghiệp hãy hiểu rằng ở nhiều nơi học sinh còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nếu không thể giúp được các em thì cũng nên thông cảm đừng bắt học sinh phải theo những quy định do thầy cô đặt ra, vô tình làm khó học sinh như: phải có dây buộc tóc, không được đi dép không có quai hậu, phải có đồng phục, phải có cặp đựng sách vở… mà đầu năm các trường thường hay quy định.
Nguyễn Văn Lực(Giáo viên trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
" alt=""/>“Thầy cần phải học nói”VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư.
![]() |
Chủ tịch nước Trần Đại Quang |
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2017
THƯ CHÚC MỪNG
Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em sinh viên, học sinh thân mến!
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2017 - 2018, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh cùng các em sinh viên, học sinh cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Năm học 2016 - 2017, ngành Giáo dục đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo và đạt được những kết quả quan trọng. Các hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ngày càng đi vào chiều sâu, đúng định hướng; chất lượng giáo dục các cấp học được nâng cao. Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 được tổ chức nghiêm túc, có hiệu quả; các đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế các môn Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học và Tin học đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay, được bạn bè quốc tế đánh giá cao…
![]() |
Niềm vui ngày khai giảng. Ảnh: Phạm Hải |
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi biểu dương sự cố gắng, nỗ lực và nhiệt liệt chúc mừng những kết quả, thành tích mà toàn ngành Giáo dục đã đạt được trong năm học vừa qua.
Năm học 2017 - 2018, ngành Giáo dục cần tiếp tục triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Tập trung xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên, học sinh. Quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng căn cứ kháng chiến trước đây, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chăm lo hơn nữa đối tượng chính sách, bảo đảm cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người dân.
Tôi mong các em sinh viên, học sinh tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, nuôi dưỡng hoài bão cống hiến, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và khát vọng xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho bản thân, gia đình và xã hội; nỗ lực phấn đấu đạt nhiều kết quả trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học.
Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giáo dục và toàn thể các em sinh viên, học sinh đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm học mới. Chúc sự nghiệp giáo dục của chúng ta ngày càng phát triển!
Thân ái!
Trần Đại Quang
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
" alt=""/>Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi Thư chúc mừng nhân dịp khai giảng năm học 2017